CHÈ TƯƠI
Thơm, chát, ngọt, say… bát nước trà
Nhanh
tay em hái cạnh hiên nhà
Sương
mai còn đọng như vương vấn
Rót
vội mà sao vẫn đậm đà.
Phân tích:
Dù đề
bài không có chữ “tươi” thì khi đọc hết hai câu đầu chúng ta vẫn biết rằng bát nước
chè thơm, chát ngọt, uống vào làm say lòng người ấy đích thị là chè tươi rồi. Đó
chính là dụng ý chính của tác giả, không dùng từ miêu tả trực tiếp cái muốn nói
mà người ta vẫn biết đang miêu tả về điều gì. Và dù bài thơ chỉ nói tới cô gái nhưng
chúng ta thấy ngay còn có một chàng trai nữa. Có lẽ cả đêm qua anh đã thao
thức, khao khát mong trời chóng sáng để đến gặp người đã hớp mất hồn mình. Cho
nên, khi mà hạt sương mai vẫn còn long lanh đọng trên búp chè non tơ, chưa ăn
sáng, anh đã đến tìm cô. Có lẽ không phải nhà hết chè khô, một người đảm đang ít
khi để xảy ra tình huống đó, mà vì muốn mời chàng trai uống bát nước chè nguyên
chất, không qua sao tẩm do chính tay vun trồng, được tưới bằng những giọt mồ hôi
của mình, nên cô gái đã nhanh nhẹn vin những cành chè đang la đà bên hiên nhà,
ngắt những lá “bánh tẻ” pha mời anh. Đang đói lòng, đói tình yêu nên khi uống vào
anh đã say, say chè thì ít, say tình thì nhiều. Không thấy tác giả tả trực tiếp
nhưng chúng ta vẫn biết được thiếu nữ này là người thế nào, cây chè xanh ám chỉ
cô gái.
Sương mai còn đọng như vương vấn miêu tả cô
gái hãy còn ngây thơ trong trắng, nửa chưa muốn vướng “bụi hồng trần” nhưng trước
sự nhiệt tình, lịch thiệp của chàng trai khiến cô có lúc rơi vào tình thế tiến
thoái lưỡng nan. Tuy nhiên là người dịu dàng và mến khách cô đã đón tiếp chàng
trai với cả tấm lòng chân tình. Họ không nói với nhau nhiều lời. Chàng trai chậm
rãi thưởng thức từng hớp trà. Cô gái ngồi yên lặng nhìn anh uống, nhưng ánh mắt
và hành động của họ đều theo tiếng mách bảo của trái tim...
Cụm
từ “Thơm, chát, ngọt, say” đã miêu tả
trình tự “trà đạo”. Nâng bát nước chè xanh nóng lên, trước hết ta thấy hương thơm
theo hơi ấm êm ái len lỏi vào khứu giác, nhẹ nhàng mà lâng lâng. Và khi uống vào,
mới đầu cảm thấy vị chan chát nhưng sau đó như có phản ứng hoá học xảy ra, vị
chát chuyển dần thành vị ngọt, và vị ngọt đã cứ thấm dần từ đầu lưỡi lan xuống họng,
đọng lại, càng nuốt càng thấy ngọt. Và cảm giác chuyển dần sang vị ngọt ấy cũng
là dụng ý nói lên sự biến đổi tình cảm của cô gái, từ chỗ còn đôi chút e ấp,
tình cảm đã thăng hoa đến giai đoạn “rót vội” mà vẫn “đậm đà”. Và khi đã đủ độ
ta cảm thấy đê mê nhẹ nhàng, đó là say. Say chè ngược với say rượu. Càng say càng
tỉnh táo. Không chỉ một mà cả hai cùng say...
Bài
thơ từ dụng ý tả bát nước chè tươi mà không dùng chữ tươi đã trở thành tả một mối
tình rất trẻ trung, xanh tươi của một đôi trai thanh, gái đảm.
Tháng 10/ 2002
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét